Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Dụng cụ nha khoa Nha Việt dental

Các bài đăng gần đây

Phương pháp niềng răng không mắc cài invisalign

  Với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực  nha khoa  hiện nay, ngoài những phương pháp niềng răng truyền thống quen thuộc như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt lưỡi, niềng răng tự động… thì niềng răng không mắc cài invisalign đang dần trở nên phổ biến rộng rãi, nhận được nhiều quan tâm của khách hàng. Niềng răng không mắc cài  invisalign  là phương pháp chỉnh nha không cần đeo các khí cụ mắc cài như các kỹ thuật khác mà sử dụng một loại khay trong suốt, có tác dụng chỉnh nha không thua kém gì khí cụ có gắn mắc cài. Niềng răng không mắc cài invisalign là một giải pháp cho những ai cần chỉnh nha mà không muốn gắn vào những mắc cài lộ liễu. Công nghệ  niềng răng mắc cài Invisalign  thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho tất cả các trường hợp muốn điều chỉnh trật tự răng và khớp cắn đều đặn thẩm mỹ hơn như: Răng mọc không đều; Răng mọc ngược, mọc lệch, răng khểnh; Sai lệch khớp cắn mức độ nhẹ; Hô – móm.

Dán Sứ Veneer

  Các phương pháp điều trị răng bị đồi màu đã phát triển đáng kể trong  vòng 30 năm qua.  Năm 1886 Land thử tiến hành làm mão sứ trên sườn platin, vài năm sau, inlay và onlay sứ ra đời.  Vào năm 1930, Charles Pincus sử dụng nhựa tự cứng tạm thời đắp mặt răng để cải thiện nụ cười của các diễn viên Hollywood, sau đó nhựa tự cứng dần được thay thế bằng sứ.  Ngày nay, veneer sứ được cải tiến nhiều hơn qua những vật liệu như: Kỹ thuật soi mòn men của Buono core (1955), nhựa BIS-GMA của Bowen (1960s), vật liệu dán của Rochette (1970), Calamia and Simonson (1984), cùng với các kỹ thuật cải tiến tại lab. Thông thường để phục hồi răng hư tổn người ta thường áp dụng phương pháp bọc răng sứ (hay còn gọi là mão sứ, chụp răng). Theo thời gian yêu cầu về thẩm mỹ răng miệng của con người ngày càng cao hơn, đi kèm với đó là tiến bộ vượt bật của công nghệ dán nha khoa (bao gồm dán men răng,dán ngà răng, dán sứ) đã tạo cho Bác sĩ nha khoa có thêm nhiều  lựa chọn tốt hơn là “ Mão răng sứ” để đáp ứng nhữn

Hoạt chất khử khuẩn trong điều trị tuỷ

  Hydrogen Peroxide Hydrogen peroxide (H2O2) đã được sử dụng làm  chất bơm rửa nội nha  trong nhiều năm, chủ yếu ở nồng độ từ 3% đến 5%. Nó hoạt động chống lại vi khuẩn, virus và nấm men. Các gốc tự do hydroxy (• OH) phá hủy protein và DNA. Khả năng hòa tan mô của H2O2 rõ ràng thấp hơn so với NaOCl. Hiện nay, chất này không còn được khuyến khích sử dụng như một chất bơm rửa thông thường. NaOCl (Sodium hypochlorite) Đây là một chất kiềm thường dùng để sát khuẩn ống tủy và dung dịch NaOCl 3-5% được sử dụng để bơm rửa làm sạch ống tuỷ. Tác dụng của NaOCl là làm thay đổi độ pH, làm tan các chất đạm, xà phòng hóa mỡ, làm đông tế bào. Ngoài ra, nó còn làm trơn và sạch các thành ống tủy, đẩy các chất bẩn trong tủy ra do quá trình bốc hơi của nó. Loại bỏ mùi hôi do làm tan các tổ chức hoại tử và độc tố. Tác dụng phụ của dung dịch là gây kích thích tổ chức quanh cuống răng. Chlorhexidine Chlorhexidine được nghiên cứu rộng rãi như là một loại thuốc bơm rửa và đặt trong ống tuỷ, cả nghiên cứu tro

Mũi khoan nha khoa có tại Nha Việt

  Mũi khoan nha khoa là gì Mũi khoan nha khoa là một vật liệu cần thiết không thể thiếu trong quá trình thực hiện điều trị lâm sàng của nha sĩ cũng như quá trình làm việc của kỹ thuật viên trong labo nha khoa. Cấu tạo mũi khoan nha khoa gồm 3 phần: Cán Cổ Đầu Phân loại các mũi khoan nha khoa theo thiết kế của cán Thiết kế cán  mũi khoan nha khoa  thường có 3 dạng như sau: a. Mũi khoan cán thẳng dài dùng cho tay khoan chậm (Long Straight Shank – HP): chỉ số ISO thông thường bắt đầu là 1xx, đây là những mũi lớn thường được dùng với các tay khoan marathon trong labo, hoặc tay khoan thẳng tốc độ chậm trên ghế điều trị nha khoa. Đường kính của cán mũi khoan là 2,35mm; tổng chiều dài của mũi khoan HP thông thường từ 40mm – 44.5mm. b. Mũi khoan cán thẳng ngắn dùng cho tay khoan nhanh (Friction Grip Shank – FG): chỉ số ISO thông thường bắt đầu là 3xx, đường kính của cán mũi khoan là 1,6mm. Tổng chiều dài của mũi khoan FG thông thường từ 19mm – 24.5mm. c.  Mũi khoan cán khuyết dùng cho tay gạt

Quy trình sửa soạn ống tủy

  Quy trình sửa soạn ống tủy bằng trâm Protaper Việc  sửa soạn ống tủy  sẽ thuận lợi hơn khi các trâm đi qua lỗ mở vào buồng tủy, dễ dàng trượt xuống thành buồng tủy vào lỗ ống tủy chân răng. Khả năng tạo dạng các ống tủy đồng đều và làm sạch hệ thống ống tủy sẽ gia tăng đáng kể khi 2/3 trên của ống tủy được mở rộng trước và sau đó mới đến quá trình sửa soạn một phần ba chóp chân răng, hình ảnh Hình 4. Hình ảnh mở tủy với các lối vào thẳng, các thành trục phần kỳ và quan sát được rõ các lỗ vào ống tủy Thăm dò 2/3 cổ ống tủy Sau khi mở tủy, buồng tủy nên được bơm đầy bằng chelator và/hoặc dung dịch bơm rửa. Dựa trên hình ảnh X-quang trước thủ thuật, K-file số 10 và số 15, độ thuôn 0.02 theo tiêu chuẩn ISO được đo và uốn cong nhẹ trước để phù hợp với chiều dài làm việc dự đoán ​​và độ cong của ống tủy. Tuy nhiên, những trâm này ban đầu chỉ tiếp cận đến đến 2/3 cổ của ống tủy. Sau đó K-File #10 và #15 tiếp tục được sử dụng cho đến khi có cảm giác lỏng tay và đường dẫn “glide path” được th

Dung dịch bơm rửa tủy EDTA

  Cách sử dụng và hoạt động dung dịch EDTA Thời gian để loại bỏ lớp mùn ngà Việc bơm rửa liên tục bằng 5 ml EDTA 17%, là bước bơm rửa cuối cùng được thực hiện trong vòng 3 phút để loại bỏ hiệu quả lớp mùn ngà trên thành ống tủy. Theo Saito và cộng sự, loại bỏ lớp mùn bẩn hiệu quả hơn được tìm thấy ở nhóm  bơm rửa EDTA  trong vòng 1 phút so với nhóm được bơm rửa trong 30 giây hoặc 15 giây. Ảnh hưởng đến sức căng bề mặt răng Bơm rửa riêng lẻ bằng NaOCl 5% hoặc xen kẽ với EDTA 17% (được sử dụng trong chu kỳ 30 phút) làm tăng đáng kể sức căng bề mặt răng. Phác đồ xen kẽ cho thấy những thay đổi đáng kể về sức căng bề mặt răng so với chỉ dùng NaOCl. Bơm rửa với NaOCl 3% và EDTA 17% riêng lẻ hoặc kết hợp không làm thay đổi đáng kể sức căng bề mặt răng. EDTA với sóng siêu âm Bơm rửa sóng siêu âm với dung dịch EDTA 17% trong 1 phút sẽ có hiệu quả trong việc loại bỏ lớp ngà mùn và mảnh vụn ở vùng chóp của ống tủy. EDTA hoạt động tốt hơn đáng kể so với NaCl và NaOCl trong việc loại bỏ lớp mùn và

Xi măng gắn phục hình toàn sứ Veneer

  Vật liệu mặt dán sứ Veneer – Hiện nay, 3 loại sứ thường được sử dụng để thực hiện  mặt dán sứ veneer : sứ thiêu kết (feldspathic ceramic), sứ thủy tinh tăng cường hạt leucite (Leucite-reinforced glass-ceramic), và sứ thủy tinh lithium disilicate (Lithium disilicate glass-ceramic) TÊN THƯƠNG MẠI VẬT LIỆU NHÀ SẢN XUẤT QUY TRÌNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG LÂM SÀNG Vitablocs System: Mark II, Triluxe, Reallife Feldspathic ceramic Vita Zahnfabrik, Germany CAD/CAM Inlays, onlays, veneers, mão răng trước và sau CEREC blocs Feldspathic ceramic Sirona, Germany CAD/CAM Inlays, onlays, veneers, mão răng trước và sau IPS Empress Esthetic Leucite-reinforced glass-ceramic Ivoclar Vivadent, Liechtenstein Ép nóng Inlays, onlays, veneers, mão răng trước IPS Empress CAD Leucite-reinforced glass-ceramic Ivoclar Vivadent, Liechtenstein CAD/CAM Inlays, onlays, veneers, mão răng trước IPS e.max Press Lithium disilicate glass-ceramic Ivoclar Vivadent, Liechtenstein Ép nóng Inlays, onlays, veneers, mão răng trước IPS

Các loại sợi chỉ co nướu trong nha khoa

  Các loại sợi chỉ co nướu trong nha khoa Chỉ sợi bện Chỉ sợi bện có kiểu dệt chặt chẽ và nhất quán. Đối với nhiều bác sĩ, chúng dễ dàng hơn để đặt bằng các dụng cụ hỗ trợ đặt chỉ có răng cưa hoặc không có răng cưa. Chỉ dệt kim Dây dệt kim sẽ ít bị bung ra và ít sờn hơn khi bị cắt trong quá trình đặt, vì vậy về mặt lý thuyết sẽ dễ đặt hơn. Vì chúng nở ra khi ướt, dây dệt kim sẽ mở lớn hơn đường kính ban đầu của dây. Chỉ sợi bện hoặc chỉ dệt kim đều sẽ có nhiều đường kính và kích cỡ khác nhau để cho phép dễ dàng đặt vào các khe nướu chặt hơn và khỏe mạnh hơn. Cuối cùng, nó cũng phụ thuộc vào thói quen sử dụng của nhà thực hành lâm sàng. Các nghiên cứu khi sử dụng chỉ sợi dệt kim Một nghiên cứu được công bố cho thấy rằng chỉ sợi dệt kim được ưa thích hơn chỉ sợi bện và không có ưu điểm hơn cho sợi chỉ được tẩm epinephrine. Nó thường bị ảnh hưởng bởi thói quen của người dùng hơn là những ưu điểm được kỳ vọng. Lưu ý khi sử dụng chỉ co nướu Dù bằng cách nào, khi sử dụng chỉ co nướu, điều qu

Alginate là gì

  Alginate là gì? Axit alginic, còn được gọi là algin, là một polysacarit phân bố rộng rãi trong thành tế bào của tảo nâu có tính ưa nước và hình thành dạng gel khi ngậm nước. Muối của Axit alginic với các kim loại như natri, kali và canxi, được gọi là Alginate. Công thức Alginate Natri alginate là gì? Alginate  được tinh chế từ rong biển màu nâu, thường gọi là tảo nâu. Một loạt các loại rong biển màu nâu thuộc lớp Phaeophyceae được thu hoạch trên khắp thế giới để chuyển đổi thành nguyên liệu thô thường được gọi là natri alginate. Natri alginate được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm thực phẩm, in dệt, y học và dược phẩm. Trong nha khoa, alginate được sử dụng rộng rãi nhờ đặc tính tạo dạng gel để tạo khuôn, thay thế cho chất lấy dấu thạch cao hay agar trước đây. Thành phần Alginate trong nha khoa Alginate được cung cấp dưới dạng bột, gồm các thành phần như sau: Potassium alginate (KC6H7O6) hoặc Sodium alginate 15% ((NaC6H7O6) Calcium sulphate dehydrate 16%. Zinc ox

Khi nào bạn nên sử dụng chỉ nha khoa

  Khi nào bạn nên sử dụng chỉ nha khoa & sai lầm nên tránh Nghiên cứu cho thấy rằng thời gian tốt nhất để dùng chỉ xỉa răng là thời gian bạn cảm thấy thoải mái phù hợp với lịch sinh hoạt của bạn Một số người thích dùng chỉ nha khoa như vào buổi sáng và bắt đầu ngày mới với một răng miệng sạch sẽ. Nhưng cũng có người khác lại thích dùng chỉ nha khoa trước khi đi ngủ, để đi ngủ với một răng miệng sạch sẽ. Sai lầm nên tránh Biết đúng thời điểm để dùng chỉ nha khoa cũng là 1 phần để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt. Sai lầm của một số người là có thói quen đánh răng xong trước rồi mới dùng chỉ sau Tuy nhiên, bạn nên dùng chỉ nha khoa trước sau đó mới đánh răng. Dùng chỉ giúp loại bỏ mảng bám giữa các kẽ răng, đồng thời chải răng sẽ làm sạch mảnh vụn này khỏi miệng. Nếu bạn chải trước và dùng chỉ sau đó, thức ăn và mảng bám vẫn còn trong miệng cho đến lần chải tiếp theo. Tránh dùng chỉ mạnh tay và thời gian lâu, dễ gây thương tổn dẫn đến chảy máu cho cho vùng nướu và lợi răng. Để được hiệ

Ngộ độc thuốc tê

  Dị ứng &Ngộ độc thuốc tê Thuốc tê dùng trong thực hành nha khoa có thật sự tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc ? Các loại thuốc tê tiêm thường được sử dụng trong nha khoa hiện nay như: thuốc tê đỏ Medicaine 2%  (Hàn Quốc), thuốc tê đỏ Lignospan Septodont, thuốc tê xanh dương Septanest Septodont, thuốc tê xanh lá Scandonest Septodont… Nguyên nhân ngộ độc trong việc sử dụng thuốc tê Bảng 1:  Thành phần của một số loại thuốc tê được sử dụng phổ biến hiện nay Dựa theo bảng 1 trên mỗi ống  thuốc tê Lignospan  1,8ml (Lidocaine 2% +1:100,000 epinephrine) chứa 36mg Lidocaine và 0.018mg epinephrine Liều tối đa của thuốc tê mà cơ thể người có thể tiếp nhận đã được ghi nhận là 7mg Lidocain/kg cân nặng. Từ đó có thể suy ra, với thể trạng bệnh nhân khỏe mạnh bình thường, cân nặng 60kg, bệnh nhân có thể tiếp nhận 420mg Lidocaine tương đương 11 ống thuốc tê đỏ Lignospan Thuốc gây co mạch. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ trên liều đối đa của thuốc tê, thì đồng thời bệnh nhân cũng đã tiếp nhận lượng thuố

KỸ THUẬT ETCHING

  ETCHING MEN RĂNG VÀ ETCHING NGÀ RĂNG Men răng được cấu trúc từ các tinh thể hydroxyapatite, khác với ngà răng được cấu tạo từ hydroxyapatite và mạng lưới sợi collagen. Men răng có lực liên phân tử mạnh và bề mặt có năng lượng cao. Trong khi đó, ngà răng có lực liên phân tử yếu và bề mặt có mức năng lượng thấp nên yêu cầu etching hai bề mặt này khác nhau mới có thể đạt hiệu quả. Hơn nữa, thành phần của ngà răng thay đổi theo độ sâu, từ bề mặt đến lớp ngà sâu hơn bên dưới. Khác với men răng, trên bề mặt ngà răng có lớp mùn ngà, chứa thành phần hữu cơ và dịch ngà từ tủy răng hướng ra. Mật độ ống ngà tăng lên khi đi sâu vào lớp ngà, đồng thời thành phần nước cũng nhiều hơn. Khả năng xâm nhập của keo dán vào bên trong các ống ngà để tạo ra liên kết dán vật liệu phục hồi. Khi ngà răng bị sâu, ngà có khuynh hướng khoáng hóa và giảm tính thẩm thấu. Ngoài ra, ngà răng cũng dày lên và giảm tính thẩm thấu khi tuổi tác tăng lên, thậm chí khi ngà răng khỏe mạnh. Vì hai loại cấu trúc mô cứng này c

Hệ thống keo dán Universal

  Hệ thống keo dán Universal Hệ thống  keo dán universal  được biết đến như là keo dán self-etch, với độ pH nằm trong khoảng 2.0 đến 2.5. Nó có thể có tác dụng tốt trên ngà răng, tuy nhiên lại không đủ thấp để etching trên men răng. Việc dán kín trên men răng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự khít sát của phục hồi, ngăn ngừa sự xuất hiện vi kẽ. Do đó, total-etch vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng. Khi thực hiện dán trên xoang có cả men răng và ngà răng, thì kỹ thuật selective-etch vẫn đáng được cân nhắc để tăng hiệu quả dán trên cả men và ngà. Tuy nhiên, hệ thống dán self-etch vẫn có những ưu điểm riêng như: – Sự tiện lợi trong quá trình sử dụng: không cần rửa và làm khô sau khi rửa. – Đặc biệt ít đòi hỏi đến việc kiểm soát nghiêm ngặt mức độ khô/ướt của bề mặt ngà răng. – Sự ổn định của các thành phần trong sản phẩm. – Quá trình khử khoáng và xâm nhập của resin diễn ra đồng thời nên giảm nguy cơ nhạy cảm sau khi thực hiện thủ thuật do etch quá mức như ở kỹ thuật total-etch. Hệ