Dị ứng &Ngộ độc thuốc tê
Thuốc tê dùng trong thực hành nha khoa có thật sự tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc ?
Các loại thuốc tê tiêm thường được sử dụng trong nha khoa hiện nay như: thuốc tê đỏ Medicaine 2% (Hàn Quốc), thuốc tê đỏ Lignospan Septodont, thuốc tê xanh dương Septanest Septodont, thuốc tê xanh lá Scandonest Septodont…
Nguyên nhân ngộ độc trong việc sử dụng thuốc tê
Bảng 1: Thành phần của một số loại thuốc tê được sử dụng phổ biến hiện nay
Dựa theo bảng 1 trên mỗi ống thuốc tê Lignospan 1,8ml (Lidocaine 2% +1:100,000 epinephrine) chứa 36mg Lidocaine và 0.018mg epinephrine
Liều tối đa của thuốc tê mà cơ thể người có thể tiếp nhận đã được ghi nhận là 7mg Lidocain/kg cân nặng.
Từ đó có thể suy ra, với thể trạng bệnh nhân khỏe mạnh bình thường, cân nặng 60kg, bệnh nhân có thể tiếp nhận 420mg Lidocaine tương đương 11 ống thuốc tê đỏ Lignospan
Thuốc gây co mạch.
Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ trên liều đối đa của thuốc tê, thì đồng thời bệnh nhân cũng đã tiếp nhận lượng thuốc gây co mạch là 0,2mg Epinephrine trong 11 ống thuốc tê có thành phần co mạch.
Mặt khác, Epinephrine (Adrenaline) cũng chính là một nội tiết tố trong cơ thể và có thể sinh ra trong khoảng thời gian rất nhanh và lượng rất lớn, gấp 10 lần Adrenaline trong 1 ống thuốc tê khi bệnh nhân căng thẳng và lo lắng.
Chính điều này sẽ làm tăng nguy cơ quá liều thuốc co mạch Adrenaline cho bệnh nhân mà nguyên nhân lại không đến từ thuốc tê mà Y Bác sĩ đã sử dụng.
Như vậy, một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thuốc tê có thể là quá liều thuốc co mạch do kết hợp yếu tố nội sinh.
Tình trạng tâm lý
Tuy nhiên thực tế, đối với bệnh nhân, khi đến khám và điều trị nha khoa, tâm lý sẽ luôn có nhiều lo sợ và điều này dễ dẫn đến việc cơ thể bệnh nhân tự sản xuất ra nhiều adrenaline hơn bình thường.
Mặt khác, một số tình trạng bệnh lý nền của bệnh nhân sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng khi điều trị nha khoa có sử dụng thuốc tê.
Do đó, một số bệnh lý cần được Y Bác sĩ khai thác kỹ tiền sử bệnh và lưu ý trước khi tiến hành điều trị cho bệnh nhân có thể kể đến như: đau thắt ngực, hen suyễn, động kinh, đái tháo đường, bệnh nhân có cơ địa dị ứng…
Đây là những bệnh lý có nguy cơ cao dẫn đến các tình trạng cấp cứu thường gặp trong nha khoa như ngất, hạ đường huyết, hen suyễn, co giật, đau thắt ngực, sốc phản vệ…
Nhận xét
Đăng nhận xét