Chuyển đến nội dung chính

Sửa soạn ống tủy

 Trâm ProTaper NiTi (Dentsply Maillefer, Ballaigues, Thụy Sĩ) đại diện cho một thế hệ trâm tạo dạng ống tủy mới. Đặc điểm độc đáo của các công cụ ProTaper là mỗi trâm ProTaper có sự thay đổi độ thuôn dọc theo chiều dài lưỡi cắt của nó.

Trâm ProTaper cũng có mặt cắt hình tam giác lồi, góc xoắn và bước xoắn thay đổi dọc theo lưỡi cắt, lưỡi không cắt và đầu hướng dẫn biến đổi.

Hệ thống ProTaper bao gồm ba trâm Tạo dạng và ba trâm Hoàn tất.

Các trâm Protaper

Trâm Protaper tạo dạng số 1 (S1) và trâm tạo dạng số 2 (S2), lần lượt có vòng nhận biết màu tím và trắng trên tay cầm. Các trâm S1 và S2 có đường kính D0 lần lượt là 0,17 và 0,20mm, và đường kính D14 tối đa đạt đến 1,2 mm.

Trâm tạo dạng phụ trợ (Sx) không có vòng nhận dạng trên trục màu vàng của nó và chiều dài tổng thể ngắn hơn 19mm. Sx có đường kính D0 là 0,19mm và đường kính D14 xấp xỉ 1,20 mm.

Các trâm tạo dạng có % độ thuôn tăng dần dọc theo chiều dài lưỡi cắt, cho phép mỗi trâm tiếp xúc, cắt và sửa soạn ống tủy một vị trí cụ thể trong lòng ống tủy, và cho ra hình dạng ống tủy được sửa soạn đặc trưng theo phương pháp “Crown-down”.

So với các trâm Protaper tạo dạng khác, trâm Sx có độ thay đổi độ thuôn nhiều hơn từ D1 đến D9, nên trâm Sx chủ yếu được sử dụng để tối ưu hóa tạo dạng ống tủy ở các răng bị gãy ở cổ răng hoặc có chiều dài ống tủy ngắn.

Ba trâm hoàn tất F1, F2 và F3 có các vòng nhận dạng màu vàng, đỏ và xanh da trời trên trục, tương ứng với đường kính D0 và độ thuôn lần lượt là 20/07, 25/08 và 30/09. Từ D4 đến D14 mỗi trâm có độ thuôn giảm dần.2

Trâm protaper s1 s2

Tiêu chuẩn hoàn tất trâm Protaper


Sau khi sử dụng xong trâm F1 20/07, lỗ chóp được đo kích thước bằng trâm K 20/02 để xác định liệu trâm này bít khít hoặc lỏng lẻo với chiều dài làm việc.

Nếu tại chiều dài làm việc, K-file #20 khít chặt, ống tủy đã được tạo dạng đầy đủ và nếu quá trình bơm rửa tuân thủ đúng tiêu chuẩn thì có thể sẵn sàng trám bít. Nếu K-file #20 lỏng thì chuyển sang K-file #25 độ thuôn 0.02 để đo tiếp.

Nếu K-file #25 khít chặt ở chiều dài làm việc thì ống tủy đã được tao dạng đầy đủ sẵn sàng trám bít. Nếu K-file #25 chưa đến chiều dài làm việc, sử dụng Protaper F2 25/08 và khi cần thiết, có thể sử dụng đến F3 30/09.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt các loại Mũi khoan nha khoa

mũi khoan nha khoa   thường được thiết kế với bằng chất liệu thép không gỉ, hay phủ kim cương dính lên thân kim loại hoặc tungsten carbide được lạm dụng quá với rất nhiều mục đích khác nhau trong nha khoa . Để biết thêm của mũi khoan các nha sĩ là gì, bạn có thể đi vào phần cấu tạo & phân loại tương tự như cách dọn dẹp mũi khoan các nha sĩ . 1. Mũi khoan nha khoa là gì Mũi khoan nha khoa là 1 trong những vật liệu trực tiếp không thể không có trong quá trình tiến hành điều trị lâm sàng của nha sĩ tương tự như chu trình làm việc của kỹ thuật viên trong labo các nha sĩ . kết cấu mũi khoan bác sĩ nha khoa gồm 3 phần: Cán Cổ Đầu Hình 1.1: cấu trúc mũi khoan nha sĩ Hình 1.2: Hình dạng cán mũi khoan nha sĩ các thông số kỹ thuật cơ bản của mũi khoan nha khoa Hình 1.3: các cấu hình chủ yếu về mũi khoan nha khoa 2. Phân loại những loại mũi khoan nha khoa: Phân loại các mũi khoan nha khoa theo họa tiết thiết kế của cán phong cách thiết kế cán mũi khoan nha sĩ thường có 3 dạng như sau: a. Mũi

Xi măng gắn phục hình toàn sứ Veneer

  sự phát triển của nguyên liệu sứ nha sĩ để thực hiện các phục hình thắt chặt và cố định trong time qua đã dẫn đến nhiều tân tiến vượt bậc trong nghành nghề dịch vụ khôi phục thẩm mỹ và làm đẹp. Quan trọng đặc biệt, quy trình triển khai phục hình sứ thẩm mỹ hiện đại đã có những bước tiến vượt bậc giúp BS và người bị bệnh mà thậm chí tìm ra và lựa chọn trước “kết quả sau cùng” nhờ kỹ thuật Digital Smile Design (DSD). Phục hình toàn sứ veneer (mặt dán sứ veneer) với rất nhiều ưu điểm nên đã đc ứng dụng rộng thoải mái. Mối băn khoăn lớn nhất của các nhà lâm sàng là sự chọn lọc   xi măng gắn veneer   thích ứng & quy trình gắn để phát huy được tối đa các ưu điểm của mặt dán sứ và nội dung bài viết này sẽ replay cho thắc mắc đó. vật liệu mặt dán sứ Veneer - bây chừ , 3 loại sứ thường được sử dụng để thực hiện mặt dán sứ veneer: sứ thiêu kết (feldspathic ceramic), sứ thủy tinh tăng cường hạt leucite (Leucite-reinforced glass-ceramic), & sứ thủy tinh lithium disilicate (Lithium disili

Các loại sợi chỉ co nướu trong nha khoa

  Các loại sợi chỉ co nướu trong nha khoa Chỉ sợi bện Chỉ sợi bện có kiểu dệt chặt chẽ và nhất quán. Đối với nhiều bác sĩ, chúng dễ dàng hơn để đặt bằng các dụng cụ hỗ trợ đặt chỉ có răng cưa hoặc không có răng cưa. Chỉ dệt kim Dây dệt kim sẽ ít bị bung ra và ít sờn hơn khi bị cắt trong quá trình đặt, vì vậy về mặt lý thuyết sẽ dễ đặt hơn. Vì chúng nở ra khi ướt, dây dệt kim sẽ mở lớn hơn đường kính ban đầu của dây. Chỉ sợi bện hoặc chỉ dệt kim đều sẽ có nhiều đường kính và kích cỡ khác nhau để cho phép dễ dàng đặt vào các khe nướu chặt hơn và khỏe mạnh hơn. Cuối cùng, nó cũng phụ thuộc vào thói quen sử dụng của nhà thực hành lâm sàng. Các nghiên cứu khi sử dụng chỉ sợi dệt kim Một nghiên cứu được công bố cho thấy rằng chỉ sợi dệt kim được ưa thích hơn chỉ sợi bện và không có ưu điểm hơn cho sợi chỉ được tẩm epinephrine. Nó thường bị ảnh hưởng bởi thói quen của người dùng hơn là những ưu điểm được kỳ vọng. Lưu ý khi sử dụng chỉ co nướu Dù bằng cách nào, khi sử dụng chỉ co nướu, điều qu