Chuyển đến nội dung chính

Phân loại theo hình dạng của đầu các mũi khoan

 

Phân loại các mũi khoan nha khoa theo chất liệu:

a. Thép không gỉ (Stainless Steel):

Mục đích sử dụng: loại bỏ ngà, chuẩn bị xoang trám, các mũi nội nha, mũi mài nhựa…

Ưu điểm: mềm hơn, linh hoạt hơn, kháng nứt gãy tốt hơn so với vật liệu tungsten carbide

Nhược điểm: nhanh mòn hơn các loại mũi khoan khác.

– Ví dụ: các mũi Gates, mũi Peeso, mũi mài nhựa…

Mũi Gate Mani

Hình 2.1: Mũi Gate Mani

b. Hợp kim của Wolfram (Tungsten) (Tungsten Carbide) (ISO 500):

Mục đích sử dụng: Khoan cắt tạo hình xương (mũi phẫu thuật), cắt bỏ các phục hình kim loại, sửa soạn xoang trám…

Ưu điểm: vật liệu tungsten carbide cứng hơn thép gấp 3 lần, có thể chịu được nhiệt độ cao, chịu mài mòn tốt và tốc độ cắt nhanh hơn so với thép thông thường.

Thêm vào đó, mũi khoan carbide sẽ cho bề mặt láng mịn hơn so với mũi khoan kim cương.

Đồng thời, trong quá trình sử dụng, mũi carbide ít rung và ít tạo tiếng ồn hơn so với các loại mũi khác.

Nhược điểm: dễ bị nứt gãy hơn so với mũi khoan thép.

– Ví dụ: các mũi cắt xương, cắt cầu mão,…

Mui tungsten carbide Prima (HP703)

Hình 2.2: Mũi tungsten carbide Prima (HP703)

c. Mũi khoan kim cương (Diamond) (ISO 806):

Mục đích sử dụng: chuẩn bị xoang trám, sửa soạn cùi răng, cắt bỏ các phục hình sứ cũ…

Đây là loại mũi khoan thông dụng và phổ biến nhất, đầu mũi khoan được tạo thành từ việc kết hợp nhiều lớp bột carbon (kim cương) bằng kỹ thuật mạ kẽm.

Ưu điểm: Mũi khoan kim cương cho hiệu quả cắt nhanh và mượt mà, đặc biệt khi cần cắt với độ chính xác cao. Kích thước hạt kim cương càng lớn sẽ cho hiệu quả cắt nhanh, loại bỏ vật liệu hiệu quả hơn; ngược lại, hạt kim cương mịn sẽ tạo độ láng bóng cho bề mặt hơn.

Nhược điểm: tuổi thọ ngắn, nhanh mòn và dễ bị bám bẩn làm hiệu quả cắt giảm rõ rệt. – Ví dụ: các mũi khoan kim cương đầu tròn, trụ, chóp ngược…

mũi khoan kim cương

Hình 2.3: Mũi khoan kim cương

Các loại mũi khoan kim cương nha khoa của cùng hãng, có cùng hình dạng nhưng kích thước hạt khác nhau thì sẽ được phân biệt theo vạch màu trên mũi khoan như sau:

  • Mũi khoan vạch đen (super-coarse – rất thô): kích thước hạt trung bình 180mm
  • Mũi khoan vạch xanh lá (coarse – thô): kích thước hạt trung bình 150mm
  • Mũi khoan vạch xanh dương (medium – trung bình): kích thước hạt trung bình 106mm
  • Mũi khoan vạch đỏ (fine – mịn): kích thước hạt trung bình 63mm
  • Mũi khoan vạch vàng (super-fine – rất mịn): kích thước hạt trung bình 40mm
  • Mũi khoan vạch trắng (ultra-fine – siêu mịn): kích thước hạt trung bình 14mm

Do tho min cua mui khoan kim cuong

Hình 2.4: Độ thô mịn của mũi khoan kim cương

Phân loại theo hình dạng của đầu các mũi khoan

Thiết kế hình dạng, kích thước của lưỡi cắt khác nhau thì sẽ cho hiệu quả cắt khác nhau.

Những mũi chuẩn bị xoang trám hoặc mũi phẫu thuật thường sẽ có rãnh cắt sâu và rộng hơn, cho phép cắt và loại bỏ ngà hiệu quả hơn. Những mũi khoan này thường hoặc có lưỡi cắt thẳng, hoặc có những đường cắt chéo (đường cắt ngang qua lưỡi cắt được gọi là đường cắt chéo).

Mũi khoan lưỡi cắt thẳng sẽ cho hiệu quả  cắt mượt mà nhưng chậm hơn, đặc biệt khi cắt các vật liệu cứng; mũi khoan có đường cắt chéo có thể cắt nhanh hơn do không bị đọng mùn.

Ngược lại, những mũi làm láng và hoàn tất sẽ có các rãnh cạn và gần nhau hơn để đạt hiệu quả làm láng và đánh bóng.

Các loại mũi khoan nha khoa có hình dạng khác nhau thường được sử dụng như:

  • Mũi khoan tròn (Ball Round – BR):
  • Mũi khoan tròn cổ tác dụng (Ball Collar – BC):
  • Mũi khoan chóp ngược đơn (Single Inverted Cone – SI)
  • Mũi khoan búp lửa (Flame Ogival – FO)
  • Mũi khoan hình trứng (EX)
  • Mũi khoan trụ đầu bằng (Straight Flat End – SF)
  • Mũi khoan trụ đầu tròn (Straight Round End – SR)
  • Mũi khoan trụ đầu oval (Straight Ogival End – SO)
  • Mũi khoan chóp nhọn (Taper Conial End – TC)
  • Mũi khoan trụ thuôn đầu bằng (Taper Flat End – TF)
  • Mũi khoan trụ thuôn đầu tròn (Taper Round End – TR)
  • Mũi khoan bờ vai tròn (Rounded Shoulder)
  • Mũi khoan bánh xe tròn (Wheel Round – WR)
  • Mũi khoan bánh xe phẳng (Wheel Flat – WF)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt các loại Mũi khoan nha khoa

mũi khoan nha khoa   thường được thiết kế với bằng chất liệu thép không gỉ, hay phủ kim cương dính lên thân kim loại hoặc tungsten carbide được lạm dụng quá với rất nhiều mục đích khác nhau trong nha khoa . Để biết thêm của mũi khoan các nha sĩ là gì, bạn có thể đi vào phần cấu tạo & phân loại tương tự như cách dọn dẹp mũi khoan các nha sĩ . 1. Mũi khoan nha khoa là gì Mũi khoan nha khoa là 1 trong những vật liệu trực tiếp không thể không có trong quá trình tiến hành điều trị lâm sàng của nha sĩ tương tự như chu trình làm việc của kỹ thuật viên trong labo các nha sĩ . kết cấu mũi khoan bác sĩ nha khoa gồm 3 phần: Cán Cổ Đầu Hình 1.1: cấu trúc mũi khoan nha sĩ Hình 1.2: Hình dạng cán mũi khoan nha sĩ các thông số kỹ thuật cơ bản của mũi khoan nha khoa Hình 1.3: các cấu hình chủ yếu về mũi khoan nha khoa 2. Phân loại những loại mũi khoan nha khoa: Phân loại các mũi khoan nha khoa theo họa tiết thiết kế của cán phong cách thiết kế cán mũi khoan nha sĩ thường có 3 dạng như sau: a. Mũi

Các loại sợi chỉ co nướu trong nha khoa

  Các loại sợi chỉ co nướu trong nha khoa Chỉ sợi bện Chỉ sợi bện có kiểu dệt chặt chẽ và nhất quán. Đối với nhiều bác sĩ, chúng dễ dàng hơn để đặt bằng các dụng cụ hỗ trợ đặt chỉ có răng cưa hoặc không có răng cưa. Chỉ dệt kim Dây dệt kim sẽ ít bị bung ra và ít sờn hơn khi bị cắt trong quá trình đặt, vì vậy về mặt lý thuyết sẽ dễ đặt hơn. Vì chúng nở ra khi ướt, dây dệt kim sẽ mở lớn hơn đường kính ban đầu của dây. Chỉ sợi bện hoặc chỉ dệt kim đều sẽ có nhiều đường kính và kích cỡ khác nhau để cho phép dễ dàng đặt vào các khe nướu chặt hơn và khỏe mạnh hơn. Cuối cùng, nó cũng phụ thuộc vào thói quen sử dụng của nhà thực hành lâm sàng. Các nghiên cứu khi sử dụng chỉ sợi dệt kim Một nghiên cứu được công bố cho thấy rằng chỉ sợi dệt kim được ưa thích hơn chỉ sợi bện và không có ưu điểm hơn cho sợi chỉ được tẩm epinephrine. Nó thường bị ảnh hưởng bởi thói quen của người dùng hơn là những ưu điểm được kỳ vọng. Lưu ý khi sử dụng chỉ co nướu Dù bằng cách nào, khi sử dụng chỉ co nướu, điều qu

Vật liệu lấy dấu Alginate trong nha khoa

  Alginate là gì? Axit alginic , nói một cách khác là algin, là 1 trong những polysacarit phân bố rộng rãi trong thành các tế bào của tảo nâu có tính ưa nước và hình thành dạng gel khi ngậm nước. Muối của Axit alginic với các kim loại như natri, kali và canxi, được có tên thường gọi là  Alginate . Công thức Alginate Natri alginate là gì? Alginate đc tinh chế từ rong biển gray clolor, thường gọi là tảo nâu. Một loạt những loại rong biển màu nâu thuộc lớp Phaeophyceae được thu hoạch bên trên khắp thế giới để thay đổi thành nguyên vật liệu thô thường được có tên gọi là  natri alginate . Natri alginate đc sử dụng quá thoáng rộng trong vô số ngành công nghiệp bao hàm đồ ăn, in dệt, y khoa & dược phẩm. Trong các nha sĩ ,  alginate  đc lạm dụng quá thoáng rộng nhờ đặc tính tạo dạng gel để tạo khuôn, sửa chữa cho chất lấy dấu thạch cao hay agar trước trên đây . phần tử Alginate trong nha khoa Alginate đc hỗ trợ dưới dạng bột, gồm những thành phần như sau: Potassium alginate (KC 6 H 7 O 6 )