Chuyển đến nội dung chính

Hoạt chất khử trùng bề mặt phòng khám nha khoa

 

Hoạt chất tẩy rửa với hoạt chất khử trùng

Điều quan trọng trước tiên là hiểu sự khác biệt giữa việc làm sạch bằng hóa chất tẩy rửa bề mặt và quá trình khử trùng. Theo phân loại của Spaulding, các bề mặt trong môi trường làm việc nha khoa bao gồm bề mặt phòng (sàn nhà, tường và các bồn rửa) và bề mặt tiếp xúc lâm sàng (ghế máy thiết bị, tay nắm đèn, máy tính, bàn phím, mặt bàn làm việc, tủ thuốc…)

Hóa chất tẩy rửa làm sạch bề mặt bao gồm việc loại bỏ chất bẩn (bao gồm các protein như mủ và máu) khỏi các bề mặt. Hóa chất tẩy rửa loại bỏ các chất bẩn khỏi bề mặt bằng cách tác động vào các liên kết hóa học ban đầu giữa chất bẩn và bề mặt.

Ngược lại, khử trùng là quá trình tiêu diệt hoặc làm bất hoạt vi sinh vật. Chất khử trùng là hóa chất, được chọn lọc và pha chế đặc biệt, có khả năng diệt khuẩn đã được chứng minh. Một chất khử trùng hiệu quả nên được chứng nhận là đã được kiểm tra theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Các phân loại của Spaulding về việc vô trùng

  1. Tiệt trùng (Sterilization) là một quá trình tiêu diệt tất cả các vi sinh vật, bao gồm số lượng lớn các nội bào tử vi khuẩn có sức đề kháng cao. Áp dụng cho các dụng cụ điều trị xâm nhập mô hoặc hệ thống mạch máu.
  2. Khử trùng cấp độ cao (High-level disinfection) là một quá trình trong đó các chất hoạt chất khử trùng được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn sống, trực khuẩn lao (mycobacteria), virus có và không có màng bao lipid, nấm, nhưng không phải tất cả các bào tử vi khuẩn, nếu chúng có mặt với số lượng lớn. Áp dụng đối với những dụng cụ tiếp xúc với màng nhầy tế bào hoặc da không nguyên vẹn.
  3. Khử trùng cấp độ trung gian (Intermediate-level disinfection) là quá trình tiêu diệt vi khuẩn sống, và nấm, trực khuẩn lao, virus lipid và không lipid. Các tác nhân này (phenol, hợp chất clo, iodophors và các sản phẩm chứa cồn) được dùng để vệ sinh bề mặt. Dùng với những vật dụng không tiếp xúc với màng nhầy, có tiếp xúc với da nguyên vẹn.
  4. Khử trùng cấp độ thấp (Low-level disinfection) chỉ tiêu diệt vi khuẩn thực vật, một số nấm và virus lipid, nhưng không diệt được trực khuẩn lao. Các sản phẩm này (hầu hết là các hợp chất amoni bậc bốn) được sử dụng để vệ sinh tẩy rửa bề mặt sàn, tường hoặc các bồn rửa.

Cách để xác định một sản phẩm có phải là chất khử trùng cấp độ trung gian hay không là xem sản phẩm đó có khả năng diệt trực khuẩn lao trên nhãn sản phẩm hay không.


Lựa chọn chất khử trùng

Khi lựa chọn chất khử trùng phù hợp cho phòng khám nha khoa, có một số tiêu chí quan trọng cần xem xét bao gồm:

  1. An toàn – chất khử trùng có an toàn cho sức khoẻ người sử dụng và áp dụng được cho những bề mặt, dụng cụ, thiết bị nào?
  2. Hiệu quả – khả năng diệt khuẩn như thế nào?
  3. Phổ hoạt động – bao nhiêu chủng vi sinh vật bị tiêu diệt hoặc bất hoạt;
  4. Thời gian tiếp xúc – chất khử trùng tiêu diệt vi sinh vật trong thời gian bao lâu?

Một chất khử trùng lý tưởng phải có hoạt tính khử khuẩn cao và có khả năng bất hoạt nhiều loại virus, bao gồm cả HIV và viêm gan, cũng như có hiệu quả chống lại vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn lao.  Mặt khác, hoạt chất khử trùng nên an toàn cho người sử dụng và thích hợp để dùng thường quy.

Có hai loại giấy lau khử trùng làm sẵn để vệ sinh các bề mặt cứng, không xốp: loại có cồn và loại không có cồn. Hai sản phẩm này có một số khác biệt quan trọng ngoài cách trình bày và mùi của chúng.

Sản phẩm khử trùng không cồn thường chứa các loại hợp chất amoni bậc bốn, được gọi là ‘quats’, thân thiện hơn với da mặc dù tác dụng ức chế vi khuẩn là chủ yếu.

Sản phẩm khử trùng gốc cồn có phổ khử khuẩn rộng nhất. Sản phẩm có khả năng diệt virus, chống lại những loại virus “được bao bọc” như HIV và viêm gan B và chống lại virus “không được bao bọc” như poliovirus, rhinovirus và viêm gan A. Các chất khử trùng gốc cồn có xu hướng tiêu diệt nhiều vi sinh vật hơn là các chất khử trùng không cồn, đặc biệt là với vi khuẩn lao thì chất khử trùng gốc cồn hiệu quả trong việc tiêu diệt mầm bệnh hơn hẳn so với chất khử trùng không cồn. Chất khử trùng không cồn có thể bị vô hiệu hóa khi có sự hiện diện của nước cứng hoặc tiếp xúc với gạc cotton.

Một yếu tố khác cần xem xét khi lựa chọn chất khử trùng là cách sản phẩm hoạt động nếu vẫn còn chất bẩn rắn trên bề mặt. Sự hiện diện của chất bẩn rắn đôi khi có thể ngăn chất khử trùng tiếp cận với tế bào vi sinh vật gây mất hiệu quả diệt khuẩn. Một số báo cáo cho rằng cồn có khả năng thâm nhập kém do “cố định protein” (protein fixation), mặc dù những nghiên cứu này liên quan đến dụng cụ phẫu thuật bằng thép không gỉ chứ không phải bề mặt.

Nếu phát biểu rằng tất cả các loại cồn cố định protein lên tất cả các bề mặt trong mọi trường hợp thì hơi quá mức. Đa phần những thông tin về cố định protein, dựa vào việc protein được cố định vào lam kính hiển vi (cồn trên 80 độ, tiếp xúc thời gian lâu làm protein kết tủa). Để cố định protein xảy ra, cồn cần tiếp xúc với bề mặt protein sau thời gian dài (trên 1 giờ) và cồn nồng độ trên 90 độ.

Các dạng chất khử trùng bề mặt thường được sử dụng:

Dạng phun xịt (spray): các dung dịch được pha sẵn và đóng chai.

Dạng giấy lau sát trùng bão hòa (wipes pre-saturated): các giấy lau được tẩm trong dung dịch sát trùng pha sẵn bão hòa, tiện lợi và dễ sử dụng hơn.



Cách sử dụng chất khử trùng bề mặt hiệu quả

Mặc dù chất khử trùng tốt đến đâu, nó sẽ chỉ phát huy tác dụng khi được sử dụng đúng cách. Thời gian tiếp xúc, kỹ thuật lau chùi và pha loãng (nếu được yêu cầu) cần được thực hiện đúng.

Nếu chất khử trùng yêu cầu pha loãng, thì người sử dụng cần phải tuân thủ đúng cách thức pha để đạt đúng tỉ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Quá loãng hoặc quá đặc đồng nghĩa với việc tiêu diệt vi sinh vật hiệu quả sẽ không hiệu quả. Do đó, những sản phẩm khử trùng được pha sẵn thường được ưa chuộng và ngày càng phổ biến.

Thời gian tiếp xúc là thời gian để chất khử trùng tiếp xúc với bề mặt trong bao lâu trước khi bề mặt được khử trùng hoàn toàn và có thể sử dụng. Thời gian tiếp xúc sẽ được nhà sản xuất quy định và thể hiện trên bao bì sản phẩm và những sản phẩm có thời gian tiếp xúc ngắn sẽ có lợi thế hơn.

Kỹ thuật lau sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc chất khử trùng được phun lên bề mặt và sau đó lau bằng vải hay sử dụng khăn lau sát trùng bão hòa. Khi phun chất khử trùng, cần chú ý phun một lượng chất khử trùng vừa đủ để phủ kín bề mặt và sau đó lau sạch hiệu quả. Vì vậy, giấy lau sát trùng bão hòa dễ sử dụng hơn và được ưa chuộng hơn vì chúng đã chứa một lượng chất khử trùng cố định. Tuy nhiên, chất khử trùng dạng xịt là chất lỏng khử trùng có thể xâm nhập tốt hơn vào các vị trí mà khăn lau khó tiếp cận nên việc sử dụng kết hợp xịt và sử dụng giấy lau là cần thiết.

Khi làm sạch bề mặt, nên sử dụng quy trình lau hai lần. Lần lau đầu tiên làm sạch bề mặt và loại bỏ mảnh vụn, chất bẩn vô cơ hoặc hữu cơ mà mắt thường có thể nhìn thấy. Lần thứ hai lau khử trùng bề mặt và loại bỏ một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh tuỳ thuộc vào loại hoạt chất khử khuẩn sử dụng.

Phải luôn đeo găng tay khi vệ sinh và vô trùng tại phòng khám. Mỗi tờ giấy lau sát trùng chỉ nên sử dụng một lần và trên một bề mặt. Vì thế cần sử dụng nhiều khăn lau cho các diện tích bề mặt lớn.

Trước khi sử dụng, người dùng nên kiểm tra mức độ an toàn tổng thể của sản phẩm đối với môi trường và các nhân viên tiếp xúc với sản phẩm đó hàng ngày. Chất khử trùng mạnh hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn và thường đồng nghĩa là nó tiềm ẩn “nguy cơ” cao hơn cho người sử dụng. Nhiều chất khử trùng có dung môi hữu cơ như cồn và phenol, bốc hơi nhanh và có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong phòng làm việc. Nhiều chất khử trùng dạng lỏng có tính ăn mòn, có thể có hại cho người sử dụng và các thiết bị dụng cụ.

Nguồn:https://nhavietdental.vn/kien-thuc-nha-khoa/ve-sinh-va-vo-trung-be-mat-tai-phong-kham-nha-khoa/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt các loại Mũi khoan nha khoa

mũi khoan nha khoa   thường được thiết kế với bằng chất liệu thép không gỉ, hay phủ kim cương dính lên thân kim loại hoặc tungsten carbide được lạm dụng quá với rất nhiều mục đích khác nhau trong nha khoa . Để biết thêm của mũi khoan các nha sĩ là gì, bạn có thể đi vào phần cấu tạo & phân loại tương tự như cách dọn dẹp mũi khoan các nha sĩ . 1. Mũi khoan nha khoa là gì Mũi khoan nha khoa là 1 trong những vật liệu trực tiếp không thể không có trong quá trình tiến hành điều trị lâm sàng của nha sĩ tương tự như chu trình làm việc của kỹ thuật viên trong labo các nha sĩ . kết cấu mũi khoan bác sĩ nha khoa gồm 3 phần: Cán Cổ Đầu Hình 1.1: cấu trúc mũi khoan nha sĩ Hình 1.2: Hình dạng cán mũi khoan nha sĩ các thông số kỹ thuật cơ bản của mũi khoan nha khoa Hình 1.3: các cấu hình chủ yếu về mũi khoan nha khoa 2. Phân loại những loại mũi khoan nha khoa: Phân loại các mũi khoan nha khoa theo họa tiết thiết kế của cán phong cách thiết kế cán mũi khoan nha sĩ thường có 3 dạng như sau: a. Mũi

Xi măng gắn phục hình toàn sứ Veneer

  sự phát triển của nguyên liệu sứ nha sĩ để thực hiện các phục hình thắt chặt và cố định trong time qua đã dẫn đến nhiều tân tiến vượt bậc trong nghành nghề dịch vụ khôi phục thẩm mỹ và làm đẹp. Quan trọng đặc biệt, quy trình triển khai phục hình sứ thẩm mỹ hiện đại đã có những bước tiến vượt bậc giúp BS và người bị bệnh mà thậm chí tìm ra và lựa chọn trước “kết quả sau cùng” nhờ kỹ thuật Digital Smile Design (DSD). Phục hình toàn sứ veneer (mặt dán sứ veneer) với rất nhiều ưu điểm nên đã đc ứng dụng rộng thoải mái. Mối băn khoăn lớn nhất của các nhà lâm sàng là sự chọn lọc   xi măng gắn veneer   thích ứng & quy trình gắn để phát huy được tối đa các ưu điểm của mặt dán sứ và nội dung bài viết này sẽ replay cho thắc mắc đó. vật liệu mặt dán sứ Veneer - bây chừ , 3 loại sứ thường được sử dụng để thực hiện mặt dán sứ veneer: sứ thiêu kết (feldspathic ceramic), sứ thủy tinh tăng cường hạt leucite (Leucite-reinforced glass-ceramic), & sứ thủy tinh lithium disilicate (Lithium disili

Các loại sợi chỉ co nướu trong nha khoa

  Các loại sợi chỉ co nướu trong nha khoa Chỉ sợi bện Chỉ sợi bện có kiểu dệt chặt chẽ và nhất quán. Đối với nhiều bác sĩ, chúng dễ dàng hơn để đặt bằng các dụng cụ hỗ trợ đặt chỉ có răng cưa hoặc không có răng cưa. Chỉ dệt kim Dây dệt kim sẽ ít bị bung ra và ít sờn hơn khi bị cắt trong quá trình đặt, vì vậy về mặt lý thuyết sẽ dễ đặt hơn. Vì chúng nở ra khi ướt, dây dệt kim sẽ mở lớn hơn đường kính ban đầu của dây. Chỉ sợi bện hoặc chỉ dệt kim đều sẽ có nhiều đường kính và kích cỡ khác nhau để cho phép dễ dàng đặt vào các khe nướu chặt hơn và khỏe mạnh hơn. Cuối cùng, nó cũng phụ thuộc vào thói quen sử dụng của nhà thực hành lâm sàng. Các nghiên cứu khi sử dụng chỉ sợi dệt kim Một nghiên cứu được công bố cho thấy rằng chỉ sợi dệt kim được ưa thích hơn chỉ sợi bện và không có ưu điểm hơn cho sợi chỉ được tẩm epinephrine. Nó thường bị ảnh hưởng bởi thói quen của người dùng hơn là những ưu điểm được kỳ vọng. Lưu ý khi sử dụng chỉ co nướu Dù bằng cách nào, khi sử dụng chỉ co nướu, điều qu