Chuyển đến nội dung chính

Các loại găng tay y tế đang có trên thị trường

 Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm găng tay y tế, trong đó phân loại về nguồn gốc thì có hai loại chính là găng tay Latex và găng tay Nitrile. Vậy hai loại găng tay y tế này khác nhau như thế nào và loại găng tay nào tốt nhất hiện nay? Trước tiên bạn tìm hiểu qua các loại găng tay khác nhau.


Găng tay Latex 

Được làm từ nguyên liệu cao su thiên nhiên được hình thành trong quá trình chế biến cùng với nhiệt độ và một số loại hóa chất (được phép sử dụng).

Nó hình thành lớp bảo vệ cực kì tốt và rất dẻo dai, vừa vặn khi chúng ta đeo găng tay. Nhận diện: găng tay Latex có màu vàng mờ đục.

Tuy nhiên, những chiếc găng tay y tế đầu tiên khá khó đeo vì ma sát giữa cao su và da tay. Đối với những nhân viên y tế phải tiếp xúc với số lượng lớn bệnh nhân, việc thay găng thường xuyên là điều bắt buộc.

Nắm bắt nhu cầu trên, những nhà sản xuất găng tay y tế đã nghĩ ra một phương pháp đơn giản: sử dụng bột để giảm ma sát giữa da tay và cao su giúp cho việc đeo vào và tháo ra dễ dàng hơn.

Từ đó, bột bắp được sử dụng để phủ ở mặt trong của găng tay để có thể dễ dàng đeo vào và tháo ra.

Mặt khác, sau một thời gian mang găng tay thì tay sẽ tiết mồ hôi, gây ẩm ướt và khi đó, bột trong găng giúp hút mồ hôi, tạo cảm giác thoải mái cho người đeo. Điều này càng có ích hơn cho người có cơ địa ra nhiều mồ hôi tay.

Găng tay Nitrile

Găng tay Nitrile (Latex Free) là loại cao su tổng hợp, được sản xuất tương tự găng tay Latex nhưng không chứa bất kỳ protein latex nào nên không gây dị ứng ở một số người mẫn cảm.

Găng tay có tính chống nước, kháng dầu tốt nên găng tay nitrile được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề đòi hỏi vệ sinh cao như kiểm nghiệm, nha khoa và chăm sóc sức khoẻ cũng như ngành nghề ngoài y khoa như công nghiệp, chế biến thực phẩm…

Găng tay có bột

Găng tay “Có Bột” (Powdered) có nghĩa là chất bột bắp được phủ trong găng tay nhằm làm cho việc đeo và tháo găng tay dễ dàng hơn.

Thường được sử dụng trong ngành y tế vì giá rẻ hơn và đặc biệt là với yêu cầu “một bệnh nhân- một đôi găng tay” nhằm tránh lây lan bệnh, thì việc sử dụng găng tay có bột sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều.

Tuy nhiên, sau khi mang trong thời gian dài, làn da của bạn có thể sẽ trở nên khô ráp hơn.

Găng tay không bột

Găng tay “Không Bột” (Powder Free) có nghĩa là loại găng tay được sản xuất theo quy trình công nghệ có phủ lớp Polymer hoặc Clo toàn bộ bề mặt để chống kết dính khi đeo găng tay.

Thường được dùng trong công nghệ sinh học và ngành dược, công nghiệp ổ đĩa, bán dẫn và vi điện tử, đặc biệt là trong ngành phẫu thuật nhằm bảo đảm tuyệt đối cho cả những bệnh nhân có dị ứng với bột cũng có thể được lành vết thương nhanh chóng.

Hạn chế của găng tay cao su có bột

Đó là có một phần nhỏ dân số bị dị ứng với protein trong cao su tự nhiên (latex). Protein còn sót lại trong găng tay sau quá trình sản xuất sẽ liên kết vào với bột.

Bảo quản lâu ngày, khi lấy ra sử dụng, bột này tiếp xúc với da tay và gây tình trạng dị ứng cho người sử dụng.

Triệu chứng thường gặp của người bị dị ứng là khi đeo găng sẽ bị ngứa. Thậm chí những trường hợp dị ứng nặng sẽ sưng tấy, da ửng đỏ không mong muốn.

Mặt khác, trong phẫu thuật thì việc sử dụng găng tay y tế không bột gần như là điều bắt buộc. Vì khi sử dụng găng tay có bột sẽ tăng nguy cơ rơi bột vào vùng phẫu thuật, khiến cho vết thương lâu lành hoặc có thể bị nhiễm trùng.

Do đó, mặc dù găng tay cao su y tế không bột không mang đến thao tác mang tháo nhanh như dòng găng tay có bột nhưng chúng lại có mức độ an toàn cao hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt các loại Mũi khoan nha khoa

mũi khoan nha khoa   thường được thiết kế với bằng chất liệu thép không gỉ, hay phủ kim cương dính lên thân kim loại hoặc tungsten carbide được lạm dụng quá với rất nhiều mục đích khác nhau trong nha khoa . Để biết thêm của mũi khoan các nha sĩ là gì, bạn có thể đi vào phần cấu tạo & phân loại tương tự như cách dọn dẹp mũi khoan các nha sĩ . 1. Mũi khoan nha khoa là gì Mũi khoan nha khoa là 1 trong những vật liệu trực tiếp không thể không có trong quá trình tiến hành điều trị lâm sàng của nha sĩ tương tự như chu trình làm việc của kỹ thuật viên trong labo các nha sĩ . kết cấu mũi khoan bác sĩ nha khoa gồm 3 phần: Cán Cổ Đầu Hình 1.1: cấu trúc mũi khoan nha sĩ Hình 1.2: Hình dạng cán mũi khoan nha sĩ các thông số kỹ thuật cơ bản của mũi khoan nha khoa Hình 1.3: các cấu hình chủ yếu về mũi khoan nha khoa 2. Phân loại những loại mũi khoan nha khoa: Phân loại các mũi khoan nha khoa theo họa tiết thiết kế của cán phong cách thiết kế cán mũi khoan nha sĩ thường có 3 dạng như sau: a. Mũi

Xi măng gắn phục hình toàn sứ Veneer

  sự phát triển của nguyên liệu sứ nha sĩ để thực hiện các phục hình thắt chặt và cố định trong time qua đã dẫn đến nhiều tân tiến vượt bậc trong nghành nghề dịch vụ khôi phục thẩm mỹ và làm đẹp. Quan trọng đặc biệt, quy trình triển khai phục hình sứ thẩm mỹ hiện đại đã có những bước tiến vượt bậc giúp BS và người bị bệnh mà thậm chí tìm ra và lựa chọn trước “kết quả sau cùng” nhờ kỹ thuật Digital Smile Design (DSD). Phục hình toàn sứ veneer (mặt dán sứ veneer) với rất nhiều ưu điểm nên đã đc ứng dụng rộng thoải mái. Mối băn khoăn lớn nhất của các nhà lâm sàng là sự chọn lọc   xi măng gắn veneer   thích ứng & quy trình gắn để phát huy được tối đa các ưu điểm của mặt dán sứ và nội dung bài viết này sẽ replay cho thắc mắc đó. vật liệu mặt dán sứ Veneer - bây chừ , 3 loại sứ thường được sử dụng để thực hiện mặt dán sứ veneer: sứ thiêu kết (feldspathic ceramic), sứ thủy tinh tăng cường hạt leucite (Leucite-reinforced glass-ceramic), & sứ thủy tinh lithium disilicate (Lithium disili

Các loại sợi chỉ co nướu trong nha khoa

  Các loại sợi chỉ co nướu trong nha khoa Chỉ sợi bện Chỉ sợi bện có kiểu dệt chặt chẽ và nhất quán. Đối với nhiều bác sĩ, chúng dễ dàng hơn để đặt bằng các dụng cụ hỗ trợ đặt chỉ có răng cưa hoặc không có răng cưa. Chỉ dệt kim Dây dệt kim sẽ ít bị bung ra và ít sờn hơn khi bị cắt trong quá trình đặt, vì vậy về mặt lý thuyết sẽ dễ đặt hơn. Vì chúng nở ra khi ướt, dây dệt kim sẽ mở lớn hơn đường kính ban đầu của dây. Chỉ sợi bện hoặc chỉ dệt kim đều sẽ có nhiều đường kính và kích cỡ khác nhau để cho phép dễ dàng đặt vào các khe nướu chặt hơn và khỏe mạnh hơn. Cuối cùng, nó cũng phụ thuộc vào thói quen sử dụng của nhà thực hành lâm sàng. Các nghiên cứu khi sử dụng chỉ sợi dệt kim Một nghiên cứu được công bố cho thấy rằng chỉ sợi dệt kim được ưa thích hơn chỉ sợi bện và không có ưu điểm hơn cho sợi chỉ được tẩm epinephrine. Nó thường bị ảnh hưởng bởi thói quen của người dùng hơn là những ưu điểm được kỳ vọng. Lưu ý khi sử dụng chỉ co nướu Dù bằng cách nào, khi sử dụng chỉ co nướu, điều qu