Cement Gắn GIC gia cố nhựa (RMGIs)
Cement Gắn GIC Tăng Cường Nhựa hay còn được biết đến là Cement GIC gia cố nhựa (RMGIs)
Resin Modified Glass Ionomers Luting Cement – RMGIs được phát triển trong những năm 1980, với việc cải tiến GIC truyền thống bằng cách bổ sung thành phần nhựa (các monomers methacrylate) nhằm mục tiêu:
Có được những tính chất mong muốn của cement glass ionomer (GIC) truyền thống như phóng thích fluoride, liên kết hóa học với mô răng, đồng thời giảm thiểu các nhược điểm của GIC.
Có được những ưu điểm của resin như độ bền cao, độ tan thấp, giúp gia tăng các đặc tính vật lý của cement trên lâm sàng.
Ưu điểm của vật liệu Cement Gắn GIC gia cố nhựa (RMGIs)
- Cement GIC tăng cường nhựa có khả năng tự trùng hợp, không đòi hỏi quang trùng hợp.
- Không tác động lên màu sắc phục hình (phục hình sứ kim loại)
- Quy trình gắn đơn giản, dễ thực hiện ở những vùng khó cách ly nước bọt
- Độ bền nén, độ bền căng và độ bền uống được cải thiện đáng kể so với cement GIC truyền thống.
- Ít nhạy cảm với sự nhiễm nước ban đầu và sự mất nước trong lúc đông so với cement GIC truyền thống.
- Ít tan hơn GIC, thao tác sử dụng dễ dàng.
- Độ dày màng đủ thấp
- Vẫn có sự phóng thích fluoride tương tự GIC.
- Sự trùng hợp ít bị ảnh hưởng bởi vật liệu gắn tạm có chứa eugenol so với cement resin, chỉ yêu cầu cement gắn tạm được làm sạch khỏi cùi răng.
- Độ bền liên kết với ngà ẩm cao.
Nhược điểm của vật liệu Cement Gắn GIC gia cố nhựa (RMGIs)
- Co lại khi đông cứng.
- Hấp thu nước nhiều hơn so với GIC truyền thống do có sự hiện diện của HEMA.
- Khó loại bỏ cement thừa.
Lưu ý khi sử dụng vật liệu Cement Gắn GIC tăng cường nhựa
Tuy có nhiều ưu điểm và cải tiến hơn so với vật liệu GIC truyền thống, trong quá trình sử dụng vật liệu lai RMGIs này vẫn có những lưu ý như sau:
Cement GIC tăng cường nhựa có tính giãn nở do hút nước theo thời gian sau đông cứng (mạnh hơn GIC truyền thống do có thành phần HEMA), tăng thể tích, do đó có thể dẫn đến sự nứt vỡ phục hình phía trên sau khi gắn nên:
Không nên gắn các phục hình toàn sứ có độ bền thấp
Cement RMGIs Không được khuyến cáo để gắn các phục hình toàn sứ có độ bền thấp như veneer, sứ ép hoặc dùng để gắn chốt (có thể gây nứt/tét chân răng)..
Cement RMGIs không đủ sức lưu giữ đối với cùi răng có hình thể lưu và hình thể đề kháng kém.
Xử lý mô răng trước khi gắn:
Khi sử dụng cement GI hay RMGIs, mô răng Không nên quá khô, ngà răng nên có độ ẩm nhẹ do phản ứng acid-base của GIC cần nước nên khi ngà răng có độ ẩm nhẹ sẽ thúc đẩy liên kết hoá học giữa cement và mô răng tốt hơn
Trong quá trình gắn răng bằng cement RMGIs, Không nên chiếu đèn:
Khi chiếu đèn sẽ thúc đẩy phản ứng trùng hợp của thành phần nhựa trong RMGIs, gây ra ức chế phản ứng acid-base của thành phần GIC → dẫn đến ảnh hưởng cấu trúc và đặc tính của cement.
Tác động lực cắn lên phục hình
Khi gắn cement RMGIs hoặc resin-based cement, nên tác động lực cắn lên phục hình bằng cách cho bệnh nhân cắn gòn giúp cho:
- Phục hình vững ổn trên cùi răng khi cement đông cứng
- Dưới tác động của lực cắn, cement sẽ được dàn đều trong lòng phục hình.
RMGIs có chứa thành phần nhựa nên phần cement tiếp xúc với không khí sẽ bị ức chế trùng hợp. Trong quá trình gắn, cement phải tràn ra ngoài đường hoàn tất khi gắn để đảm bảo cement đông cứng toàn bộ.
Nhận xét
Đăng nhận xét