Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2021

Công nghệ niềng răng mắc cài Invisalign

  Với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực nha khoa hiện nay, ngoài những phương pháp niềng răng truyền thống quen thuộc như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt lưỡi, niềng răng tự động… thì niềng răng không mắc cài invisalign đang dần trở nên phổ biến rộng rãi, nhận được nhiều quan tâm của khách hàng. Niềng răng không mắc cài invisalign là phương pháp chỉnh nha không cần đeo các khí cụ mắc cài như các kỹ thuật khác mà sử dụng một loại khay trong suốt, có tác dụng chỉnh nha không thua kém gì khí cụ có gắn mắc cài. Niềng răng không mắc cài invisalign là một giải pháp cho những ai cần chỉnh nha mà không muốn gắn vào những mắc cài lộ liễu. Công nghệ  niềng răng mắc cài Invisalign  thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho tất cả các trường hợp muốn điều chỉnh trật tự răng và khớp cắn đều đặn thẩm mỹ hơn như: Răng mọc không đều; Răng mọc ngược, mọc lệch, răng khểnh; Sai lệch khớp cắn mức độ nhẹ; Hô – móm.

Phương pháp dán răng Veneers sứ

  Các phương pháp điều trị răng bị đồi màu đã phát triển đáng kể trong  vòng 30 năm qua.  Năm 1886 Land thử tiến hành làm mão sứ trên sườn platin, vài năm sau, inlay và onlay sứ ra đời.  Vào năm 1930, Charles Pincus sử dụng nhựa tự cứng tạm thời đắp mặt răng để cải thiện nụ cười của các diễn viên Hollywood, sau đó nhựa tự cứng dần được thay thế bằng sứ.  Ngày nay, veneer sứ được cải tiến nhiều hơn qua những vật liệu như: Kỹ thuật soi mòn men của Buono core (1955), nhựa BIS-GMA của Bowen (1960s), vật liệu dán của Rochette (1970), Calamia and Simonson (1984), cùng với các kỹ thuật cải tiến tại lab. Thông thường để phục hồi răng hư tổn người ta thường áp dụng phương pháp bọc răng sứ (hay còn gọi là mão sứ, chụp răng). Theo thời gian yêu cầu về thẩm mỹ răng miệng của con người ngày càng cao hơn, đi kèm với đó là tiến bộ vượt bật của công nghệ dán nha khoa (bao gồm dán men răng,dán ngà răng, dán sứ) đã tạo cho Bác sĩ nha khoa có thêm nhiều  lựa chọn tốt hơn là “ Mão răng sứ” để đáp ứng nhữn

Các hoạt chất khử khuẩn trong điều trị nha

  Hydrogen Peroxide Hydrogen peroxide (H2O2) đã được sử dụng làm  chất bơm rửa nội nha  trong nhiều năm, chủ yếu ở nồng độ từ 3% đến 5%. Nó hoạt động chống lại vi khuẩn, virus và nấm men. Các gốc tự do hydroxy (• OH) phá hủy protein và DNA. Khả năng hòa tan mô của H2O2 rõ ràng thấp hơn so với NaOCl. Hiện nay, chất này không còn được khuyến khích sử dụng như một chất bơm rửa thông thường. NaOCl (Sodium hypochlorite) Đây là một chất kiềm thường dùng để sát khuẩn ống tủy và dung dịch NaOCl 3-5% được sử dụng để bơm rửa làm sạch ống tuỷ. Tác dụng của NaOCl là làm thay đổi độ pH, làm tan các chất đạm, xà phòng hóa mỡ, làm đông tế bào. Ngoài ra, nó còn làm trơn và sạch các thành ống tủy, đẩy các chất bẩn trong tủy ra do quá trình bốc hơi của nó. Loại bỏ mùi hôi do làm tan các tổ chức hoại tử và độc tố. Tác dụng phụ của dung dịch là gây kích thích tổ chức quanh cuống răng. Chlorhexidine Chlorhexidine được nghiên cứu rộng rãi như là một loại thuốc bơm rửa và đặt trong ống tuỷ, cả nghiên cứu tro

Nên sử dụng loại găng tay y tế loại nào

  Nên sử dụng loại  găng tay y tế  nào là tốt nhất hiện nay Mỗi loại sản phẩm găng tay latex hay nitrile đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Riêng đối với găng tay Latex sẽ mang lại cảm giác cầm nắm tự nhiên, dễ dàng trong thao tác. Găng tay Nitrile bền bỉ, chắc và chống đâm thủng cao. Găng tay có bột với chi phí hợp lý là sự lựa chọn phù hợp cho việc thăm khám điều trị hàng ngày và găng tay không bột thì an toàn hơn cho những ca tiểu phẫu và các vết thương hở hoặc người dùng có da tay nhạy cảm. Tùy theo nhu cầu sử dụng và điều kiện làm việc mà bạn có thể lựa chọn cho mình dòng sản phẩm phù hợp. Tóm lại, Ưu điểm Nhược điểm Găng latex – Đàn hồi cực tốt, kéo giãn tối đa và khả năng kháng thủng cao. – Khả năng bám dính cực tốt, tạo cảm giác tay cầm nắm tự nhiên như làn da thứ hai. – Có khả năng phân hủy sinh học nên thân thiện với môi trường. – Chi phí hợp lý. – Đa dạng sản phẩm: có bột, không bột, găng tay phẫu thuật. – Có thể gây dị ứng. – Đối với dòng sản phẩm có bột còn có thể gây khô

Các loại vật liệu lấy dấu Alginate trong nha khoa

  Alginate là gì? Axit alginic, còn được gọi là algin, là một polysacarit phân bố rộng rãi trong thành tế bào của tảo nâu có tính ưa nước và hình thành dạng gel khi ngậm nước. Muối của Axit alginic với các kim loại như natri, kali và canxi, được gọi là Alginate. Công thức Alginate Natri alginate là gì? Alginate  được tinh chế từ rong biển màu nâu, thường gọi là tảo nâu. Một loạt các loại rong biển màu nâu thuộc lớp Phaeophyceae được thu hoạch trên khắp thế giới để chuyển đổi thành nguyên liệu thô thường được gọi là natri alginate. Natri alginate được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm thực phẩm, in dệt, y học và dược phẩm. Trong nha khoa, alginate được sử dụng rộng rãi nhờ đặc tính tạo dạng gel để tạo khuôn, thay thế cho chất lấy dấu thạch cao hay agar trước đây. Thành phần Alginate trong nha khoa Alginate được cung cấp dưới dạng bột, gồm các thành phần như sau: Potassium alginate (KC6H7O6) hoặc Sodium alginate 15% ((NaC6H7O6) Calcium sulphate dehydrate 16%. Zinc ox